Ra đời vào khoảng những năm 1960, thuật ngữ “viễn thám” được hiểu như là một kỹ thuật thu nhận và phân tích về đối tượng mà không cần tiếp xúc trực tiếp đến nó. Cùng với những thành tựu của loài người trong việc chinh phục vũ trụ thì viễn thám đã và đang được phát triển mạnh mẽ và trở thành một phương pháp rất có hiệu quả được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu tài nguyên, môi trường cũng như quản lý và tổ chức lãnh thổ. Viễn thám cũng bắt đầu được ứng dụng ở nước ta từ những năm 80 của thế kỷ 20 cung cấp thông tin về tài nguyên môi trường một cách nhanh chóng và chính xác.
Việc xây dựng bản đồ thực phủ cũng như sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong công tác điều tra, giám sát tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nhiều đề tài nghiên cứu giải đoán ảnh vệ tinh trong công tác thành lập bản đồ thực phủ, nhằm xác định các yếu tố bề mặt góp phần hỗ trợ cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên. Gần đây, trung tâm phát triển khoa học và công nghệ và Ths. Phạm Thị Mai Thy đã tiến hành nghiên cứu “Khai thác dữ liệu vệ tinh MODIS trong việc phân tích biến động thực phủ, 2007” (Nguồn: http://cesti.gov.vn/left/stinfo/tddt/de_tai_theo_nhom_nganh/tin_hoc_vien_thong/nam2007/002-vetinhModis), đề tài “LAND COVER MAPPING OF VIETNAM USING MODIS 500M 32-DAY GLOBAL COMPOSITES” của tác giải Nguyễn Đình Dương – viện Địa lý Hà Nội 2002 (Nguồn : http://www.geoinfo.com.vn/Products.asp?cid=10) và nhiều đề tài khác về thực phủ cũng đã được nghiên cứu, các tác giả cũng đã cho thấy được tầm quan trọng của việc xác định các đối tượng thực phủ làm cơ sở cho việc thành lập bản đồ sử dụng đất trong việc quản lý diện tích đất đai phục vụ cho việc quy hoạch vùng tài nguyên lãnh thổ. Các đối tượng bề mặt thay đổi theo thời gian (theo mùa, theo năm…) dễ thấy là các loại cây nông nghiệp như lúa, hoa màu thay đổi diện tích canh tác hàng năm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng hay chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất thổ cư hay trở thành đất đô thị – phi nông nghiệp (…).
(trích từ đề tài tốt nghiệp) |
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là vùng đất chín rồng, là vựa lúa lớn của cả nước, ngoài ra còn là vùng đất của hàng ngàn hecta cây ăn quả và hoa màu. Là tài sản quý báu của đất nước, ĐBSCL đóng vai trò quan trọng tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản. Sử dụng ảnh vệ tinh để phục vụ cho việc xác định thực phủ đang được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành, mỗi ảnh vệ tinh đều có những ưu điểm khác nhau phục vụ đa mục đích cho người sử dụng, ảnh vệ tinh độ phân giải cao vùng phủ nhỏ giúp nhận diện đối tượng rõ ràng, chi tiết phục vụ cho việc quản lý trên quy mô hẹp, ảnh vệ tinh độ phân giải thấp hơn có vùng phủ rộng phục vụ quản lý trên quy mô rộng hơn. Tuy nhiên, để sử dụng ảnh vệ tinh đạt hiệu quả tối đa trong việc nghiên cứu thực phủ, chúng ta cần hiểu rõ bản chất của từng loại ảnh và khả năng cung cấp thông tin về thực phủ của ảnh. Có như vậy, chúng ta mới chọn lựa các loại ảnh phù hợp cho từng mục đích. Ảnh vệ tinh quang học là nguồn dữ liệu khá phong phú và tương đối dễ sử dụng. Vì vậy, trong nghiên cứu thực phủ, ảnh vệ tinh quang học là nguồn dữ liệu quan trọng. Với một khu vực như ĐBSCL khá đồng nhất về các đối tượng thực phủ, do đó sử dụng ảnh có độ phân giải không gian thấp như ảnh MODIS nhưng có vùng phủ của ảnh rộng (2230 km) có thể quan sát toàn cảnh khu vực này. Do vậy nội dung “Sử dụng dữ liệu phản xạ bề mặt của ảnh vệ tinh MODIS xác định thực phủ một khu vực ĐBSCL” được thực hiện nhằm đánh giá khả năng rút trích thông tin của loại dữ liệu này trên cơ sở xác định các kiểu thực phủ ĐBSCL. Trong đề tài này, thực phủ là đối tượng nghiên cứu, vì mục đích chính của đề tài là đánh giá được khả năng trích thông tin của ảnh MODIS, có nghĩa là những thông tin hiện có mà ảnh có khả năng thu nhận được, nói cách khác đề tài chỉ nghiên cứu về những thông tin khách quan tối đa mà ảnh có thể thu nhận.
-----------------
Trích từ Đề tài tốt nghiệp "Sử dụng dữ liệu phản xạ bề mặt của ảnh vệ tinh MODIS xác định thực phủ một khu vực ĐBSCL" năm 2009.
-----------------
Trích từ Đề tài tốt nghiệp "Sử dụng dữ liệu phản xạ bề mặt của ảnh vệ tinh MODIS xác định thực phủ một khu vực ĐBSCL" năm 2009.
Nguyễn Vĩnh Lợi
No comments:
Post a Comment